Chúc mừng bạn, nếu bạn đã đi đến bước này thì coi như bạn đã đi được hơn nửa quãng đường rồi.
Ai sẽ nhận thư mời – Invitation to Apply (ITA)?
Như đã nói ở trong bài trước(link), 2-3 tuần một lần, CIC sẽ draw một đợt và sẽ công bố điểm chuẩn của đợt draw ấy (thời điểm draw không cố định mà tùy thuộc vào nhu cầu của CIC)
Nếu điểm CRS của bạn lớn hơn hoặc bằng “điểm chuẩn” – điểm cut-off, CIC sẽ gửi thư mời qua email và myCIC account cho bạn.
Cái email thông báo trong mà bạn nhận được sẽ như thế này:
Sau khi có thư mời, nếu hồ sơ của bạn có thay đổi, điểm CRS sẽ bị tính lại. Sau khi tính lại, điểm CRS mới >= cut-off score thì không sao, còn ít hơn thì mặc dù đã có thư mời, hồ sơ sẽ không được xét tiếp. Xem thêm phần “When a candidate’s situation changes after the ITA is issued“. Phần tính lại điểm này cũng được nói tới trong thư mời.
Thư mời ITA của nhà mình nó như thế này ITA-sample
Trong thư mời, CIC sẽ hướng dẫn bạn những bước cần làm tiếp theo một cách rất chi tiết và cho bạn thời hạn cụ thể để nộp hồ sơ. Thời hạn hiện tại là 60 ngày sau khi nhận thư mời, hồi mình làm họ cho 90 ngày. Tức là trước khi hết hạn hồ sơ, nếu bạn không nộp được đầy đủ hồ sơ và đóng phí, thư mời ITA sẽ hết hạn và bạn phải ứng cử lại từ đầu, chờ ITA tiếp theo.
Bạn có hai lựa chọn:
- Từ chối thư mời (nếu bạn vì một lí do nào đó mà không thể thu thập đủ hồ sơ trong 60 ngày và điểm CRS của bạn đủ cao để chờ đợt draw tiếp theo. Nếu làm cách này, sau khi từ chối hồ sơ của bạn sẽ vẫn valid trong vòng 1 năm kể từ ngày tạo hồ sơ)
- Chấp nhận thư mời – nếu bạn sẵn sàng và đủ thời gian để hoàn thiện toàn bộ hồ sơ yêu cầu.
Toàn bộ quy trình nộp hồ sơ là online, các bạn cần có máy scan để scan màu các loại giấy tờ được yêu cầu, upload đầy đủ lên Account của mình trên CIC.
Những hồ sơ bạn cần nộp bao gồm:
1. Scan Hộ chiếu:
Kinh nghiệm của mình là scan toàn bộ các trang của hộ chiếu, sắp xếp theo thứ tự trang, kể cả hộ chiếu cũ và mới
2. Bằng chứng về Học vấn – Education Records
Scan báo cáo chuyển đổi bằng cấp của WES, Bằng tốt nghiệp, Bảng điểm.
Nếu bạn claim bằng cấp cho vợ/chồng trong hồ sơ EE thì phải có giấy tờ chứng minh bằng cấp cho chồng ở đó nữa
Tham khảo bài chia sẻ Kinh nghiệm làm Chuyển đổi bằng cấp với WES của mình tại đây.
3. Bằng chứng về công việc – Employment Records
Đây là một trong những giấy tờ quan trọng nhất trong hồ sơ của bạn. CIC yêu cầu bạn phải nộp thư của nhà tuyển dụng cho toàn bộ những công việc mà bạn đã claim điểm trong hồ sơ EE của mình.
Cụ thể, thư của nhà tuyển dụng (Employment letter) phải thỏa mãn 2 điều kiện chính:
- Điều kiện về format thư và thông tin của applicant – Yêu cầu của CIC (xem phần “Proof of work experience”)
- Điều kiện về nội dung công việc – tức là trong thư, job duties của bạn phải match với NOC ngành nghề mà bạn đã chọn khi tạo hồ sơ EE
Các bạn có thể xem thêm bài chia sẻ kinh nghiệm làm Employment letter của mình ở đây.
4. Lý lịch tư pháp – Police Certificate
CIC hướng dẫn lấy lý lịch tư pháp ở đây
Về cơ bản thì bạn sẽ phải đi xin form lý lịch tư pháp số 2 ở nơi bạn đang ở. Ngoài ra, nếu bạn/vợ chồng đã từng ở đâu trên ở liên tục trên 6 tháng sau 18 tuổi trong vòng 10 năm gần nhất (nước ngoài) thì phải xin Police Certificate ở đó. Những nơi ở trước 18 tuổi không cần nộp.
Xin LLTP ở Việt Nam mất tầm 15-30 ngày. Còn xin ở nước ngoài thì tùy nơi. Các bạn vào link của CIC để xem cách xin và nơi xin LLTP của các nước ở đây.
Tham khảo kinh nghiệm mình xin Lý lịch tư pháp số 2 ở Hà Nội tại đây.
5. Khám sức khỏe – Medical Exam
CIC sẽ chỉ định bạn và những người đi cùng khám sức khỏe ở các địa chỉ được công nhận. Nếu ở Hà Nội, bạn sẽ được chỉ định khám ở IOM.
Kinh nghiệm của mình khi đi khám sức khỏe ở IOM Hà Nội tại đây.
Kiểm tra xem bạn được phép đi khám ở đâu tại đây.
6. Đóng tiền phí xử lý hồ sơ PR – Payment Receipt
Xem cách đóng tiền tại đây.
Bạn phải chuẩn bị sẵn thẻ visa hoặc mastercard quốc tế để làm giao dịch thanh toán online. Sau khi đóng phí, CIC sẽ email cho bạn biên lai (payment receipt) để bạn upload lên hồ sơ online.
Đây là email receipt mà mình nhận được.
7. Chứng minh tài chính – Proof of Funds
Mục chứng minh tài chính khá phức tạp nên mình đã nói riêng trong bài Kinh nghiệm chuẩn bị Chứng minh tài chính của mình tại đây.
8. Ảnh ID – Digital Photo
Quy định ảnh tại đây
Ở Hà Nội, mình chụp ở Hiệu Ảnh quốc tế. Mang cái quy định, kích thước ảnh cần chụp ra hiệu ảnh bảo người ta chụp cho rồi xin luôn file mềm để upload lên account.
9. Các form kê khai thông tin bắt buộc về bản thân, người thân trong gia đình, …
Tùy trường hợp mỗi người, CIC sẽ yêu cầu các giấy tờ và mẫu form cụ thể. Họ hướng dẫn rất rõ ràng cách điền form và upload form trên tài khoản của bạn.
Bạn chỉ cần tải các form về, thu thập thông tin chính xác và điền đầy đủ. Sau đó in ra, ký tên, scan rồi upload nộp lên account của mình.
10. Thư giải thích – Letter of Explanation
Trong bộ hồ sơ, thư này là optional. Tuy nhiên mình thấy nó là một trong những thứ quan trọng nhất. Vì hoàn cảnh của mỗi người một khác, không có case của nhà ai là hoàn hảo cả.
Khi có những khúc mắc, dễ gây nghi ngờ về tính xác thực của thông tin, bạn nên giải thích thêm vào trong LOA của mình.
Mình dành rất nhiều thời gian và tâm huyết để chuẩn bị LOA. Mình giải thích cặn kẽ các yếu tố dễ gây hiểu nhầm cho hồ sơ của mình một cách khoa học. Không biết có phải vì vậy mà hồ sơ EE của mình được xử lý khá nhanh hay không. Dù hồ sơ nhà mình khá là rắc rối, hai vợ chồng có hai bộ hồ sơ cùng apply, một người đã apply diện Đề cử tỉnh bang và một người diện FSW. Nhưng cả hai hồ sơ của hai vợ chồng đều được approve trong vòng gần 4 tháng.
Các bạn có thể tham khảo mẫu bị thư giải thích – LOA của mình tại đây Letter of explanation – Redacted
KINH NGHIỆM CHUẨN BỊ HỒ SƠ CỦA MÌNH:
- Đặt tên và sắp xếp file: Mình đặt tên và sắp xếp hồ sơ của mình như thế này để cho cả mình và Case Officer dễ theo dõi:
- Tìm hiểu thông tin: trong suốt quá trình làm hồ sơ, cứ có thắc mắc gì là mình đều research thật kỹ để chắc chắn và tự tin vào quyết định của mình. Một trong những nơi mình tìm kiếm thông tin nhiều nhất là diễn đàn Canadavisa. Sau khi nộp hồ sơ các bạn cũng có thể tham khảo và join vào các group whatsapp của những người cùng nộp hồ sơ giống bạn để theo dõi tình hình xử lý hồ sơ EE.
Khi đảm bảo được mọi giấy tờ đã được nộp hoàn chỉnh, bạn có thể chính thức nộp hồ sơ online.
Ngay sau đó, bạn sẽ nhận AOR – Acknowledgement of Receipt – tức là CIC xác nhận với bạn họ đã nhận được hồ sơ.
Nhiệm vụ tiếp theo của bạn chỉ là chờ đợi – chờ đợi – và chờ đợi. Thời gian xử lí hồ sơ trung bình của CIC cho Express Entry là 6 tháng. Tuy nhiên cũng tùy thuộc vào từng trường hợp và từng case officer mà thời gian xử lí đôi khi ngắn hơn, đôi khi dài hơn. Nhà mình hồ sơ xử lí trong 4 tháng.
Trong thời gian này, bạn không phải làm gì cả. Chỉ cần để ý hòm mail của bạn xem có email mới từ địa chỉ mail của CIC hay không thôi. Nếu có câu hỏi gì hoặc vấn đề gì cần làm rõ, họ sẽ email bạn hoặc gửi message của bạn qua account.
Đọc thêm các bài liên quan:
- Hướng dẫn làm chứng nhận bằng cấp với WES
- Kinh nghiệm xin Lý lịch tư pháp số 2 ở Việt Nam
- Kinh nghiệm chuẩn bị Employment letter
Hướng dẫn làm hồ sơ Express Entry
- Tổng quan Định cư Canada diện tay nghề qua Express Entry
- Bước 1: Tự Đánh giá
- Bước 2: Thi IELTS và Chuyển đổi bằng cấp
- Bước 3: Tạo tài khoản Express Entry online
- Bước 4: Nhận ITA và nộp hồ sơ chính thức
- Bước 5: Theo dõi hồ sơ sau AOR và nhận PPR
- Bước 6: Đến Canada
- Hành trình của Thảo Nguyên