Chúc mừng các bạn!
Cảm giác cầm hộ chiếu dán Visa và tờ COPR trên tay với các bạn như thế nào? Với mình đó là một trong những khoảnh khắc khó tả nhất, vừa hạnh phúc và vinh quang vì mình đã thành công trên chặng đường xin PR, vừa hập hồi lo lắng nghĩ đến hành trình tiếp theo ở vùng đất hứa mà mình vừa kiếm được vé vào.
Ngay lập tức mình phải tìm kiếm câu trả lời cho một loạt các câu hỏi:
- Có PR rồi làm gì?
- Phải chuẩn bị những gì trước ngày sang Canada?
- Cuộc sống ở Canada thế nào? Tìm việc ra sao?…
Đây chính là lúc mình tất bật nhất chuẩn bị đủ đường cho “chuyến di dân” sắp tới. Đương nhiên các bạn là người chọn ngày di dân cho mình, tuỳ vào hoàn cảnh cá nhân. Nhưng trong Golden email có nêu rõ là bạn bắt buộc phải đặt chân đến Canada trong vòng 1 năm kể từ ngày khám sức khoẻ. Nếu quyết định đi sau ngày đó, bạn sẽ phải làm lại quy trình khám sức khoẻ một lần nữa. (Nói thế thôi, chứ vé đã cầm trên tay, có mấy ai muốn om đến 1-2 năm mới đi? 😉)
Những đầu việc mình đã chuẩn bị:
- Chọn điểm đến: (toronto vs ottawa vs vancouver). Mình lên mạng tìm hiểu về thông tin của từng thành phố, rồi liệt kê ra pros and cons của từng nơi. Rồi quyết định chọn Toronto vì tính đa sắc tộc và dễ kiếm việc của thành phố này. (Riêng Quebec mình không xem xét vì ngay từ đầu khi làm hồ sơ họ đã chỉ rõ là Bang Quebec có chương trình định cư riêng, và bạn sẽ vướng vào kha khá vấn đề pháp lý nếu vẫn bất chấp đến Quebec sinh sống)
- Xem thị trường việc làm: Những bạn nào làm ngành IT, Engineer, Finance… thì khả năng cao là có thể đi làm được luôn bởi những ngành này có tính chuyên môn cao. Còn nếu bạn rơi vào các nhóm ngành khác thì khả năng kiếm việc của bạn thực sự phụ thuộc vào english và network và đôi khi là may mắn nữa. Đọc bài về Tìm việc của mình tại đây.
- Lên kế hoạch thực hiện dần: Việc đầu tiên mà mình làm là dành thời gian chuẩn bị Linkedin, cv, thi thêm các chứng chỉ quốc tế…
- Liên hệ các tổ chức hỗ trợ pre arrival. Họ sẽ giúp định hướng nghề nghiệp, kết nối bạn với các tổ chức hỗ trợ liên quan, góp ý sửa CV giúp bạn tìm việc.
- Tìm nhà ở những ngày đầu: nhà mình may mắn ở cùng 1 gia đình ng Việt nên đc hỗ trợ rất nhiều. Nếu ko tìm đc ng quen thì nên chọn chỗ có location tốt, tiện nhất là gần subway, nhì là gần bus. Quả thực những ngày đầu đến Canada, điều mình ngại nhất là đi lại bởi tốn rất nhiều thời gian và công sức. Tham khảo bài Giao thông ở Canada.
- Mua vé máy bay: Các bạn có thể check giá của các hãng hàng không qua google flight, sau đó vào website của hãng có mức giá tốt nhất để đặt. Những hãng hàng không mình đã từng đi và thấy ổn nhất về múi giờ và dịch vụ là Korean Air, Cathay Pacific, Eva Air, Canada Air.
Việc cần làm ở Việt Nam:
- Xin nghỉ việc hoặc xin nghỉ không lương dài hạn
- Làm thủ tục bảo hiểm 1 lần (chỉ trong trường hợp bạn xin nghỉ việc)
- Liên hệ mở tài khoản ngân hàng ở Canada: Các ngân hàng ở Canada đều có các chương trình dành cho newcomer, trong đó các bạn mở các tài khoản online của các ngân hàng này từ Việt Nam, chuyển tiền vào tài khoản đó từ Việt Nam rồi khi đến Canada sẽ trực tiếp ra ngân hàng để kích hoạt tài khoản và lấy tiền. Các ngân hàng lớn ở Canada là Scotia, BMO, TD, RBC, CIBC.
- Chuẩn bị giấy tờ quan trọng của gia đình, công chứng dịch và scan toàn bộ cất ở tài khoản online (giấy khai sinh, hộ khẩu, sổ tiêm con, …)
- Học lái xe:
- Nếu bạn đã có bằng lái ô tô được 2 năm trở lên thì khi sang Canada bạn chỉ cần thi bài thi lý thuyết và thi thực hành, nếu đỗ qua cả hai kì thi bạn sẽ được lái ô tô luôn. Thời gian đầu bạn có thể tính đến chuyện chuyển bằng lái qua bằng quốc tế để đc lái ngay ở Ontario ngay trong 3 tháng đầu.
- Còn nếu bạn chưa biết lái xe hoặc mới có bằng (dưới 2 năm) thì chặng đường của bạn sẽ gian nan hơn rất nhiều. Bạn sẽ phải thi lý thuyết, rồi chờ 1 năm để thi thực hành, rồi mới được quyền lái ô tô ở Ontario.
- Dù bạn rơi vào trường hợp nào, việc phải Trải qua kì thi lý thuyết lái xe cũng là bắt buộc. Vậy nên nếu có thời gian ở Việt Nam, bạn nên download bộ đề học lái xe (G1) để học trước rồi khi sang đến Canada có thể thi ngay.
- Thông tin về bằng lái và quy trình lấy bằng lái các bạn xem tại đây.
Đọc thêm các bài liên quan:
- Hướng dẫn làm chứng nhận bằng cấp với WES
- Kinh nghiệm xin Lý lịch tư pháp số 2 ở Việt Nam
- Kinh nghiệm chuẩn bị Employment letter
Hướng dẫn làm hồ sơ Express Entry
- Tổng quan Định cư Canada diện tay nghề qua Express Entry
- Bước 1: Tự Đánh giá
- Bước 2: Thi IELTS và Chuyển đổi bằng cấp
- Bước 3: Tạo tài khoản Express Entry online
- Bước 4: Nhận ITA và nộp hồ sơ chính thức
- Bước 5: Theo dõi hồ sơ sau AOR và nhận PPR
- Bước 6: Đến Canada
- Hành trình của Thảo Nguyên